Rau sấy khô - Cung cấp rau sấy khô, rau sạch, cây giống, hạt giống, sương sâm, lá giang, nấm rơm khô, ...

Công nghệ ươm củ sương sâm lông

Thứ sáu - 26/01/2018 23:46

Củ sâm là 1 loại rễ cây sương sâm sống lâu năm, rễ sâm là rễ cọc thường cắm sâu trong đất từ 1.5 đến 2m. Dây sâm sau khi mọc  từ 3-4 năm thì có rễ cọc to thành củ sâm. Củ sâm lâu năm có thể to có đường kính từ 1 -2cm. Củ sâm ngoài dùng làm giống còn có thể nấu nước uống, hoặc ngâm rượu. Công dụng mát gan giải độc, chữa được nhiều bệnh như táo bón, trĩ .v.v.

Để có một vườn sâm tốt, năng suất cao và chất lượng tốt và đặc biệt ngăn ngừa bệnh nấm cho cây Sâm. Chúng ta phải biết cách chọn giống củ sâm tốt và cách ươm cây sâm giống.

vuon sam 2

I. Quy trình chọn giống củ sâm:

- Củ sâm có thể được đào từ vườn, rẫy cà phê hoặc nếu trồng số lượng nhiều ta có thể thuê người vào rừng để đào. Thông thường củ sâm có độ sâu từ 1.5-2m, do đó để lấy được củ sâm ta nên đi đào vào mùa mưa, đất mềm, củ còn nguyên, không bị gãy.

- Củ sâm sau khi được đào về phải được bảo quản trong mát và tưới nước tạo ẩm cho củ. Củ sâm sau khi đào về phải tiến hành trồng liền, củ sâm phát triển mạnh nhất trong thời gian từ 1 đến 7 ngày. Sau thời gian 10 ngày thì củ sâm có tỉ lệ nảy mầm dưới 60%.

- Chọn củ sâm có kích thước vừa phải, đường kính 1-1.5cm lá tốt nhất. Củ sâm to thi thời gian nảy mầm sẽ chậm hơn.

- Thời gian nảy mầm củ sâm thông thường từ 1.5 tháng đến 2.5 tháng, tùy vào chất lượng giống, cách ươm và kích thước củ giống.

Cu sam

 

cu suong sam long 509x509

II. Cách ươm củ sâm trong bầu:

- Ưu điểm: Cây sâm phát triển tốt sau khi trồng, dễ bảo quản, ngăn ngừa bệnh nấm tốt, dễ vận chuyển khi đem trồng ngoài vườn.

- Nhược điểm: Mất thời gian vào bầu, tốn chi phí.

- Cách ươm:

  + Chọn bầu kích thước 8x16cm, giá thể ươm là đất thịt hoặc đất đỏ bazan + sơ dừa theo tỷ lệ 7/3. Bọc phải được đục lỗ thoát nước để rễ không bị úng.

  + Chuẩn bị 1 chén dung dịch kích thích ra rễ (sử dụng B1 hoặc các loại thuốc kích thích ra rễ khác pah với nước theo hưỡng dẫn trên bao bì) + với ít nước màu.

  + Củ sâm được cắt thành từng đoạn kích thước từ 3-4cm. 

cat cu sam

  + Củ sâm sau khi được cắt ra chúng ta nhúng khúc gốc vào dung dịch màu để đánh dấu đầu gốc và cắm đầu gốc này vào đất sâu khoảng 3/4 củ sâm.

  + Sau đó tưới nước hằng ngày cho vườm ươm, không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ làm cho cũ dễ thối. Từ 1-2 tuần/ 1 lần ta phun thuốc kích rễ ( B1 hoặc các loại thuốc khác).

  + Hàng tuần ta phải kiểm tra xem bầu ươm có bị úng nước, củ giống có sảy ra hiện tượng thối củ.

  + Sau từ 1.5 tháng đến 2 tháng ta có thể chọn lọc các cây nảy mầm trước để riêng, cho cây ra nắng nhiều hơn để cây làm quen với ánh nắng trước khi đem trồng đại trà. Những bầu củ chậm lên ta cứ để lại trại và tiếp tục chăm sóc cho củ nảy mầm.

vuon sam uom cu 4

củ sâm ươm bầu

III. Cách ươm củ sâm trong cát:

- Ưu điểm: Không tốn công vào bầu, giảm chi phí, củ sâm ươm nhanh chóng nên tỷ lệ nảy mầm cao.

- Nhược điểm: Khó quản lý mầm bệnh, và kiểm tra định kỳ. Củ sâm khi trồng phải nhổ lên khỏi vườn ươm nên bộ rễ yếu, dễ bị chết khi trồng. Khi trồng phải che mát cho củ sâm, vì bộ rễ cây bị tổn thương do phải tách khỏi giá thể.

- Cách ươm:

  + Chọn vị trí vườn ươm sau đó ngăn lại thành 1 ô vuông, đổ 1 lớp cát trộn đất theo tỷ lệ 7/3. Lớp cát dày từ 20-30cm. Cát làm thoát nước tốt và khi nhổ cây đem trồng không bị làm đứt rễ, đất tạo chất dinh dưỡng giúp cho cây phát triển tốt trong vườn ươm.

  + Chuẩn bị củ giống để ươm giống như ươm trong bầu.

  + Giâm củ theo từng hàng cách nhau 10cm, củ cách củ 5cm, củ sâm ngậm trong cát 4/5 củ (sâu hơn trong bầu).

cu sam uom cat 2

cu sam uom cat 3

  + Sau đó tiến hành chăm sóc và kiểm tra định kỳ vườm ươm giống như ươm trong bầu.

  + Ươm trong cát chung ta phải lựa củ có kích thước bằng nhau để ươm 1 vùng để tỷ lệ nảy mầm đều. Những củ chậm nảy mầm ta có thể xếp lại và ươm tiếp.

  + Khi trồng cây sâm ươm trong cát phải che nắng kỹ hơn, vì bộ rễ cây rất yếu. Sau 1 tuần trồng cây mới bắt đầu phát triển lại.

vuon sam

Vườn sâm

Các bài viết liên quan:

- Hướng dẫn ươm hạt sương sương sâm.

- Hướng dẫn cách chăm sóc và thu hoạch cây sâm lông

- Kỹ thuật trồng cây sâm lông

- Cách làm làm lá sương sâm

Tổng số điểm của bài viết là: 55 trong 11 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 11 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây