Cách ươm hạt sương sâm
Bước 1: Chọn hạt sâm giống F1, hạt lấy từ rừng, hoặc hạt từ các dây được trồng từ củ. Hạt có màu trắng, to, sức sống khỏe
- Hạt sương sâm tươi sau khi được ủ, chà sạch vỏ sau đó để hạt khô tự nhiên, không phơi ngoài nắng.
Bước 2: Tiến hành xử lý hạt sâm khô bằng thuốc chống sâu bệnh, và kích thích nảy mầm.
Bước 3: Đem hạt sâm khô để ngăn mát tủ lạnh khoảng 48h, sau đó đem ra nắng buổi sáng để dưới ánh nắng mặt trời khoảng 1-2h (thời gian tốt nhất từ 6h-8h). Công đoạn này làm kích thích sự nảy mầm của hạt (mầm hạt từ ngủ đông khi gặp ánh nắng mặt trời sẽ thức tỉnh và phát triển rất mạnh)
Bước 4: Đem hạt sâm khô ngâm vào nước ấm (4 sôi + 6 lạnh) khoảng 4h. Công đoạn này giúp mầm hạt trong môi trường có nhiều nước, phôi hạt hút nước mạnh mầm hạt bắt đầu phát triển.
Bước 5: Chuẩn bị 1 khay cát có trộn với đất (6 cát + 4 đất), Cát có sự thoát nước tốt không làm hạt bị úng, đất giúp tạo chất dinh dưỡng và độ ẩm cho hạt.
- Rải hạt sâm lông đều lên khay cát, sau đó phủ 1 lớp cát mỏng lên bề mặt hạt. Lớp cát này dày khoảng 2-4mm. (Không nên rải quá dày sẽ làm mầm hạt khó phát triển)
- Hạt rải thưa, vừa phải tránh trường hợp quá dày, cây con phát triển không đồng đều, lúc tách cây con vào bầu rất khó lấy.
- Thời gian hạt nảy mầm đều từ 20 đến 40 ngày. Sau khi thấy cây sâm con phát triển mạnh, thân từ 2-3 cặp lá, chúng ta sẽ tiến hành tách các cây con, và cho vào bầu đã chuẩn bị.
Bước 6: Cách chuẩn bị bầu đất.
- Bầu đất được chọn mức độ vừa phải, tốt nhất loại bầu nilon kích thước rộng/cao 6/12. Bầu phải cắt lỗ dưới đáy bọc, và cắt thêm 4 đường dưới đáy bầu. (Giúp bầu đất thoát nước tốt và rễ cây hấp thụ được nhiều khí oxi).
- Đất sử dụng là đất thịt tốt, không sử dụng đất dạng tro trấu mua ngoài vựa cây cảnh. Đất này sẽ được trộn chung với xơ dừa theo tỷ lệ đất/sơ dừa 6/4. Có thể cho thêm phân hữu cơ với tỷ lệ 100gr/ 5kg đất trộn.
Bước 7: Khi tách cây con cần chú ý:
- Nếu cây sâm con có rễ cọc quá dài, chúng ta nền cắt ngắn bỏ phần dưới, nên chừa lại đoạn rễ có nhiều rễ con để cây có thể phát triển tốt.
- Tách cây nhẹ tránh làm gãy rễ cọc dễ làm cây bị bệnh và úng. Nếu lỡ gãy ta phải cắt bỏ đoạn gãy.
- Tạo lỗ trong bầu đất và đặt cây con vào, sau đó chèn đất chặt mức độ vừa để rễ có thể phát triển tốt.
Bước 8. Cách chăm sóc cây con sau khi vào bầu ươm.
- Cây con sau khi vào bầu ươm được 1 tuần, ta bắt đầu phun thuốc kích thích ra rễ cho cây (B1 mua ngoài vựa cây xanh). Chu kỳ 6 ngày / 1 lần. Sau 2 tuần bắt đầu phun thuốc ngừa rầy sáp 2 tuần 1 lần
- Cây con sau khi ươm 1 – 1.5 tháng đã bắt đầu xanh tốt. Chọn những cây cao tầm 12-18cm, cây bắt đầu ra đọt đem trồng.
- Hạt sương sâm tươi sau khi được ủ, chà sạch vỏ sau đó để hạt khô tự nhiên, không phơi ngoài nắng.
Bước 2: Tiến hành xử lý hạt sâm khô bằng thuốc chống sâu bệnh, và kích thích nảy mầm.
Bước 3: Đem hạt sâm khô để ngăn mát tủ lạnh khoảng 48h, sau đó đem ra nắng buổi sáng để dưới ánh nắng mặt trời khoảng 1-2h (thời gian tốt nhất từ 6h-8h). Công đoạn này làm kích thích sự nảy mầm của hạt (mầm hạt từ ngủ đông khi gặp ánh nắng mặt trời sẽ thức tỉnh và phát triển rất mạnh)
Bước 4: Đem hạt sâm khô ngâm vào nước ấm (4 sôi + 6 lạnh) khoảng 4h. Công đoạn này giúp mầm hạt trong môi trường có nhiều nước, phôi hạt hút nước mạnh mầm hạt bắt đầu phát triển.
Bước 5: Chuẩn bị 1 khay cát có trộn với đất (6 cát + 4 đất), Cát có sự thoát nước tốt không làm hạt bị úng, đất giúp tạo chất dinh dưỡng và độ ẩm cho hạt.
- Rải hạt sâm lông đều lên khay cát, sau đó phủ 1 lớp cát mỏng lên bề mặt hạt. Lớp cát này dày khoảng 2-4mm. (Không nên rải quá dày sẽ làm mầm hạt khó phát triển)
- Hạt rải thưa, vừa phải tránh trường hợp quá dày, cây con phát triển không đồng đều, lúc tách cây con vào bầu rất khó lấy.
- Thời gian hạt nảy mầm đều từ 20 đến 40 ngày. Sau khi thấy cây sâm con phát triển mạnh, thân từ 2-3 cặp lá, chúng ta sẽ tiến hành tách các cây con, và cho vào bầu đã chuẩn bị.
Bước 6: Cách chuẩn bị bầu đất.
- Bầu đất được chọn mức độ vừa phải, tốt nhất loại bầu nilon kích thước rộng/cao 6/12. Bầu phải cắt lỗ dưới đáy bọc, và cắt thêm 4 đường dưới đáy bầu. (Giúp bầu đất thoát nước tốt và rễ cây hấp thụ được nhiều khí oxi).
- Đất sử dụng là đất thịt tốt, không sử dụng đất dạng tro trấu mua ngoài vựa cây cảnh. Đất này sẽ được trộn chung với xơ dừa theo tỷ lệ đất/sơ dừa 6/4. Có thể cho thêm phân hữu cơ với tỷ lệ 100gr/ 5kg đất trộn.
Bước 7: Khi tách cây con cần chú ý:
- Nếu cây sâm con có rễ cọc quá dài, chúng ta nền cắt ngắn bỏ phần dưới, nên chừa lại đoạn rễ có nhiều rễ con để cây có thể phát triển tốt.
- Tách cây nhẹ tránh làm gãy rễ cọc dễ làm cây bị bệnh và úng. Nếu lỡ gãy ta phải cắt bỏ đoạn gãy.
- Tạo lỗ trong bầu đất và đặt cây con vào, sau đó chèn đất chặt mức độ vừa để rễ có thể phát triển tốt.
Bước 8. Cách chăm sóc cây con sau khi vào bầu ươm.
- Cây con sau khi vào bầu ươm được 1 tuần, ta bắt đầu phun thuốc kích thích ra rễ cho cây (B1 mua ngoài vựa cây xanh). Chu kỳ 6 ngày / 1 lần. Sau 2 tuần bắt đầu phun thuốc ngừa rầy sáp 2 tuần 1 lần
- Cây con sau khi ươm 1 – 1.5 tháng đã bắt đầu xanh tốt. Chọn những cây cao tầm 12-18cm, cây bắt đầu ra đọt đem trồng.